Cảnh báo tình trạng làm giả biên lai chuyển tiền để lừa đảo
HQ Online -
Sử dụng ứng dụng hoặc một số website để tạo ra những biên lai chuyển khoản giả mạo là thủ đoạn của các đối tượng thực hiện để chiếm đoạt tiền của người nhận.
Thay vì thanh toán và chụp lại biên lai chuyển khoản ngân hàng như bình thường để chứng minh giao dịch giữa người mua và người bán thì giờ đây thông qua một website làm giả biên lai chuyển khoản giống thật đến gần 100% với mức giá giao động từ 20 nghìn – 100 nghìn đồng mỗi lần và số tiền có thể tăng lên nếu con số làm giả càng cao. Đối tượng thường lấy lý do chuyển khoản số tiền chẵn, rồi nhận lại tiền mặt để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo giả mạo biên lai chuyển tiền thành công. Ảnh: Cục An toàn thông tin
Chị Trần Thị Xuân, chủ cửa hàng đồ ăn vặt, TP. Hà Nội có tới hơn 300 lượt khách, trong đó, hơn 80% là chuyển khoản. Chị cho biết cũng từng gặp trường hợp biên lai giả. Cuối ngày, chị mất nhiều thời gian để thống kê tiền bán.
Việc kiểm tra liên tục tài khoản số dư không dễ khi đông khách. Khi khách thanh toán, nhân viên phải chụp lại màn hình, chờ xác nhận, nhiều khi cũng gây bất tiện vì không phản hồi được ngay. Nhiều bạn trẻ cũng lo ngại về việc lộ thông tin cá nhân khi bị chụp lại màn hình.
Theo cảnh báo của các chuyên gia công nghệ, hiện có những website có thể tạo biên lai chuyên tiền giả mạo - giống thật đến gần 100%. Các chủ cửa hàng vẫn cần chắc chắn tiền đã về tài khoản khi giao dịch.
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đơn giản, tiện lợi nhưng có lẽ vẫn cần hơn nữa sự vào cuộc của các bên liên quan với các giải pháp kiểm soát giao dịch sát với nhu cầu thực tế của người dùng. Dù vậy, trước hết các chủ kinh doanh vẫn cần cẩn trọng trước những hình thức làm giả biên lai chuyển tiền và những kịch bản lừa đảo ngày càng tinh vi hơn.
Theo cơ quan công an, nếu sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng cần lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, kể cả khi đối tượng cung cấp hình ảnh đã chuyển khoản thành công.
Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý.
Cục An toàn thông tin cảnh báo, với hệ thống công nghệ của các ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được thông báo có tiền trong tài khoản ngay khi thực hiện chuyển khoản 24/7. Người tham gia giao dịch nên chờ thông báo đã nhận được tiền từ ngân hàng thay vì chỉ tin tưởng vào ảnh chụp giao diện chuyển tiền thành công.
Người dùng chỉ nên kiểm tra giao dịch trên ứng dụng ngân hàng đang sử dụng, khi không thấy biến động số dư, tuyệt đối không kích vào các đường link, hay gọi điện theo những số điện thoại do các đối tượng lạ cung cấp. Vì đây có thể là những đường link giả mạo để đánh cắp thông tin tài khoản, từ đó chiếm đoạt toàn bộ tiền của người dùng.
Phạm Sơn (TH)
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về bhqdt@baohaiquanvietnam.vn
- Cảnh báo lừa đảo mạo danh người nổi tiếng để chiếm đoạt tài sản - ( 26-08-24 06:00 )
- Nhiều người dân vẫn “sập bẫy" chiêu trò mạo danh công an để lừa đảo - ( 29-07-24 08:00 )
- Cảnh giác với thủ đoạn giả đồng bộ dữ liệu căn cước công dân để chiếm đoạt tài sản - ( 17-05-24 02:00 )
- Cảnh báo chiêu trò lừa đảo du lịch trong dịp lễ - ( 29-04-24 07:00 )
- Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo đầu tư chứng khoán - ( 28-04-24 07:00 )